Tìm hiểu về bệnh viêm gan A và cách phòng ngừa

14/07/2020

I. Định nghĩa bệnh viêm gan A là gì?

Viêm gan siêu vi A (HAV) là căn bệnh do virus viêm gan A gây nên, người bệnh có thể bị giảm vai trò gan và có một số dấu hiệu điển hình như: chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau cơ, ngứa, vàng da, vàng mắt, đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn, nước tiểu sẫm màu. 

Bệnh viêm gan A là một căn bệnh dễ lây nhiễm nhưng trong quá trình cải thiện có thể phục hồi hoàn toàn. 

II. Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Gan nằm ở vùng bụng bên phải, ngay dưới xương sườn. Gan thực hiện hơn 500 chức năng sống, bao gồm xử lý hầu hết các chất dinh dưỡng từ ruột, đào thải thuốc, rượu và các chất có hại khác ra khỏi máu và tạo mật - dịch màu xanh lục chứa trong túi mật để giúp tiêu hóa mỡ. Gan cũng sản sinh cholesterol, các yếu tố đông máu và một số protein khác.

Vì tính chất phức tạp và sự tiếp xúc của gan với rất nhiều chất độc, nên gan rất dễ bị bệnh. Nhưng gan có khả năng tái sinh đáng kinh ngạc - nó có thể tự lành bệnh bằng cách thay thế hoặc sửa cải thiện các tế bào tổn thương. Nó cũng có thể tạo ra tế bào mới đảm nhiệm vai trò của các tế bào tổn hại vĩnh viễn hoặc cho đến khi tổn thương được khắc phục, gan vẫn dễ bị một số bệnh, bao gồm viêm gan virus.

Viêm gan A là một trong 6 chủng gây viêm gan do virus hiện đã được xác định - các loại khác là B, C, D, E và G. Các chủng này khác nhau về đường lây truyền và mức độ nặng của bệnh.

1. Nguồn gốc gây ra bệnh viêm gan A 

Siêu vi viêm gan A chủ yếu lây lan qua đường miệng do những đồ ăn thức uống bị nhiễm siêu vi A. Siêu vi A tồn tại trong đường ruột, thải ra ngoài qua phân người bệnh. Thức ăn, nước uống, vật dụng, hoặc tay người tiếp xúc với siêu vi A sẽ trở thành nguồn lây nhiễm siêu vi A. 

Virus viêm gan A có thể có bên trong thức ăn, nước uống, bể bơi, trong đồ sinh hoạt của gia đình, vật dụng sinh hoạt cá nhân, trong các môi trường đất, nước… 

Ở người bệnh, virus viêm gan A thường được tìm thấy bên trong nước bọt, nước tiểu của người bệnh nhưng nhiều nhất vẫn là trong phân.

2. Con đường lây bệnh viêm gan A

Con đường lây bệnh viêm gan A chủ yếu lây qua đường tiêu hóa (đường phân - miệng), ít khi lây qua đường máu vì có rất ít virus viêm gan A tồn tại trong máu.

Viêm gan A lây qua những đường chính sau: 

Ăn thức ăn, nước uống không vệ sinh, có mang virus viêm gan A.

Ăn chung thức ăn, sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân (vật dụng ăn uống, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng, xô, chậu…) với người mắc bệnh viêm gan A.

Viêm gan A cũng có thể cũng lây lan qua đường tình dục nếu tiếp xúc với vùng hậu môn của bất kỳ ai bị bệnh.

Bệnh viêm gan A thường lây truyền theo đường "phân-miệng". Điều này có nghĩa là một người nhiễm virus đã bốc thức ăn cho bạn mà không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Bạn cũng có thể nhiễm virus do uống nước nhiễm bẩn, ăn sống các loại động vật có vỏ (sò, cua, tôm...) từ nguồn nước bị nhiễm nước thải, hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh - cho dù người đó không có triệu chứng. Trên thực tế, bệnh lây lan mạnh hơn trước khi các triệu chứng của bệnh viêm gan A xuất hiện.

III. Biểu hiện của bệnh viêm gan A

1. Lâm sàng

Một số người có thể bị nhiễm virus viêm gan A mà không hề có triệu chứng. Trẻ nhỏ thường bị nhẹ, trong khi triệu chứng ở thanh thiếu niên và người lớn thường nặng hơn. Nhìn chung, virus viêm gan A có trong gan từ 2 đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và dễ nhầm là nhiễm cúm đường ruột. Các triệu chứng hay gặp bao gồm:

● Mệt mỏi: Đây là biểu hiện xuất hiện đầu tiên khi bị bệnh viêm gan A, khi đó gan hoạt động kém hơn, các chất độc có hại được giữ lại trong cơ thể làm cho toàn thân có cảm giác mệt mỏi, khó chịu trong người.

● Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn nên khi nhiễm virus viêm gan A thì vai trò này giảm đi, khi đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh đường tiêu hóa như: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng nhẹ ở vùng bên phải xương sườn, tiêu chảy, táo bón….

● Sốt nhẹ: Khi cơ thể bị viêm ở bất kì bộ phận nào thì lượng bạch cầu được điều động tăng cao để chống lại các tác nhân xâm nhập, nếu sốt thường xuyên, theo giờ giấc cố định thì nên kiểm tra xem mình có đang bị viêm gan A  không.

● Biểu hiện ngoài da: Chất độc giữ lại trong gan sẽ phát ra ngoài thông qua các biểu hiện ngứa da, mụn nhọt. Một dấu hiệu khác là lượng albumin tăng cao trong gan sẽ làm cho da có màu vàng nhạt hoặc đậm tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

● Nước tiểu có màu vàng: Lượng albumin cũng được đào thải qua thận, nên khi quan sát thấy nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm thì nên cân nhắc kiểm tra ngay bệnh viêm gan để cài thiện bệnh sớm. Đây là một dấu hiệu chung xuất hiện ở hầu hết các bệnh viêm gan B, C, viêm gan do rượu…..

● Đau cơ, khớp: Triệu chứng này thường ít gặp, có khoảng 10% người mắc phải viêm gan A có gặp phải triệu chứng này, dấu hiệu này cho biết bệnh của bạn đã chuyển biến tới giai đoạn muộn, dễ mãn tính.

Nếu như quan sát thấy cơ thể có từ 3-4 dấu hiệu trên thường xuyên thì nên tới bệnh viện thực hiện những xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh viêm gan A. Lời khuyên này được hầu hết các chuyên gia đưa ra với mong muốn mỗi người có một sức khỏe tốt.

Người bị viêm gan A có thể lây lan sang người khác kể từ hai tuần lễ trước khi họ có triệu chứng bệnh cho đến một tuần lễ sau khi họ bị vàng da. Viêm gan A không dẫn tới tình trạng mang bệnh mãn tính và một khi người bị bệnh bình phục, họ sẽ được miễn dịch cả đời đối với bệnh này.

2. Xét nghiệm

Cần đi khám nếu có triệu chứng của viêm gan A hoặc nghi ngờ có tiếp xúc với virus viêm gan. Xét nghiệm có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị nhiễm virus hay không.

Trong một số trường hợp, chuyên gia sẽ kiểm tra lượng bilirubin trong máu. Bình thường thì chất cặn này hồng cầu chết sẽ được chuyển hóa ở gan và đào thải qua nước tiểu. Nhưng tình trạng gan viêm sẽ cản trở khả năng chuyển hóa bilirubin, dẫn đến nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Chuyên gia cũng sẽ kiểm tra nồng độ các men gan tăng cao trong máu như aminotransferases - được giải phóng khi gan bị tổn thương.

Mặc dù cả hai xét nghiệm này đều gợi ý sự hiện diện của virus viêm gan A nhưng cũng cần làm miễn dịch phóng xạ để xác định chính xác type viêm gan bạn nhiễm. Xét nghiệm này xác định các kháng thể mà hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên - là những protein đặc trưng của virus. Kháng thể này có thể không xuất hiện trong nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng sau khi bạn bị viêm gan, bởi vậy xét nghiệm quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.

Hơn nữa, các kháng thể này vẫn tồn tại trong máu ngay cả khi bạn đã hồi phục. Vì vậy, sự hiện diện của một số kháng thể này không nhất thiết chỉ ra có nhiễm trùng hoạt động.

IV. Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh viêm gan A. Nhiều người không biết mình mắc bệnh viêm gan A là vì lý do gì. Những người dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan A là: 

- Những người thân trong gia đình có tiếp xúc với người nhiễm bệnh. 

- Tiếp xúc với hậu môn khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh.

- Những người, đặc biệt là trẻ em, cư ngụ trong các địa điểm có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn những nơi khác. 

- Những người du lịch tới một số quốc gia có tỷ lệ cao bệnh viêm gan A. 

- Những người chích ma túy và sử dụng ma túy không thuộc dạng chích. 

Khi bạn bị nhiễm bệnh viêm gan A thì sức đề kháng của cơ thể bạn cũng như sức đề kháng của gan sẽ yếu hơn. Vì thế, trong thời gian cải thiện bạn cũng có thể sẽ bị nhiễm độc gan và cơ thể. 

V. Những biến chứng của bệnh viêm gan A

Trong hầu hết các trường hợp viêm gan A, gan hồi phục hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài. Hơn nữa, virus không tồn lưu trong cơ thể một khi bạn đã bình phục. Ở người già và người bị các bệnh khác như suy tim ứ huyết, tiểu đường và thiếu máu, thời gian hồi phục có thể kéo dài hơn và diễn biến bệnh có thể nặng hơn.

Trong một số ít trường hợp viêm gan bùng phát - một tình trạng đe dọa tính mạng gây suy gan có thể xảy ra. Đặc biệt có nguy cơ là ở những người bị bệnh gan mãn tính hoặc ghép gan.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng quá trình viêm gây ra bởi viêm gan A có thể góp phần gây cứng động mạch (xơ mỡ động mạch).

VI. Cải thiện bệnh viêm gan A

Hiện nay, chưa có biện pháp cải thiện đặc hiệu đối với viêm gan A. Thay vào đó, mục tiêu cải thiện chủ yếu là đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tổn thương gan vĩnh viễn. Chuyên gia có thể sử dụng một số thuốc kháng virus để hỗ trợ các triệu chứng và làm thuyên giảm bệnh nhưng chỉ có một giới hạn nào đó vì bệnh này không có thuốc đặc hiệu cải thiện. Hiện nay lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân viêm gan A chính là cải thiện tại nhà, thay đổi cách sinh hoạt, cụ thể như sau:

● Chế độ ăn hợp lý: đối với bệnh nhân bị viêm gan A thì chế độ dinh dưỡng là một điều rất quan trọng trong việc cải thiện bệnh. Bạn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đối với người viêm gan A thì nên có một chế độ ăn giàu protein, lượng calo cao, ăn thức ăn tươi sống, khẩu phần dinh dưỡng nhiều đạm…cố gắng duy trì chế độ ăn hàng ngày hợp lý chính là bạn đang tự mình cải thiện bệnh cho mình.

● Sinh hoạt hợp lý: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi sinh hoạt điều độ hợp lý không làm việc mất sức nhiều quá, ngủ đủ ngày 7 - 8 tiếng, thường xuyên tham gia các môn thể dục thể thao (5 lần/ tuần).

● Bệnh nhân nếu có triệu chứng buồn nôn, nôn thì có thể dùng thuốc chống ói nếu cần thiết.

● Trong thời gian cải thiện bệnh viêm gan A cần tránh các chất kích thích như cồn, thuốc lá vì khi uống rượu bia, chất kích này có thể làm bệnh nặng hơn và lâu khỏi.

Ngay sau khi bạn được chẩn đoán viêm gan A, hãy báo cho chuyên gia biết về các thuốc mà bạn đang dùng, kể cả những thuốc không kê đơn. Chuyên gia sẽ khuyên bạn nên ngừng hay thay đổi một số thuốc. Ngay cả sau khi bạn đã hồi phục, cũng không nên dùng phối hợp rượu với acetaminophen (tylenol, các thuốc khác) vì có thể gây tổn thương gan kể cả ở người không bị viêm gan.

VII. Phòng bệnh viêm gan A

  • Đối với bệnh viêm gan A, bạn có thể phòng tránh bằng cách tránh xa các tác nhân gây bệnh theo những cách sau:
  • Đối với ăn uống: Không nên ăn các loại rau không hợp vệ sinh hoặc bị nhiễm virus viêm gan A bằng cách hạn chế ăn các loại rau sống, nên nấu chín thức ăn trước khi sử dụng. Đặc biệt nên hạn chế tối đa việc sử dụng cồn, bia rượu bởi bản thân nó đã gây hại cho gan, chưa kể còn làm tăng nguy cơ gan bị nhiễm các thể viêm gan A.
  • Chế độ sinh hoạt: Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là cần có thời gian nghỉ ngơi và ngủ ít nhất một ngày 8 tiếng. Có một cơ thể khỏe mạnh chính là nguyên tắc phòng bệnh tốt và tự nhiên nhất.
  • Đồng thời bạn cần phòng bệnh bằng cách tiêm phòng vacxin kháng viêm gan A. Đó cũng là cách ngăn chặn mọi nguyên nhân gây bệnh viêm gan A một cách hiệu quả nhất hiện nay.
  • Ngoài việc sử dụng các thuốc cải thiện đặc hiệu cho bệnh viêm gan A, bạn cũng cần lưu ý công tác dự phòng các bệnh lý gan nguy hiểm khác như: gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan, …
X