Thị trường Thực phẩm chức năng tại Việt Nam hiện nay đang vàng thau lẫn lộn, do đó mà quan điểm liên quan đến loại sản phẩm này cũng rất trái chiều. Khi mà các sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy trong nước khiến nhiều người hoài nghi về chất lượng thì nhiều doanh nghiệp tìm đến các cơ sở gia công thực phẩm chức năng có thương hiệu tại các nước phát triển, với công thức vượt trội đã được nghiên cứu, sản phẩm đã qua kiểm duyệt gắt gao về chất lượng sau đó lưu hành tại Việt Nam đang phát triển như là một xu thế thịnh hành. Và do đó, công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu trở thành một phần không thể thiếu, gắn liền với sự phát triển của thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam.
1.Tại sao cần công bố thực phẩm chức năng?
Không chỉ với thực phẩm chức năng nhập khẩu, theo quy định của Nhà nước Việt Nam, doanh nghiệp muốn sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần phải đăng ký bản công bố sản phẩm, kể cả thực phẩm chức năng được sản xuất trong nước. Như vậy, có thể xem Giấy tiếp nhận bản công bố đăng ký sản phẩm Thực phẩm chức năng được cấp bởi Cục An toàn thực phẩm như là chứng minh nhân dân, căn cứ pháp lý của sản phẩm. Các cơ quan có thẩm quyền dựa trên các tài liệu này để kiểm soát chất lượng của các sản phẩm lưu hành trên thị trường.
.jpg)
2. Hồ sơ công bố Thực phẩm chức năng nhập khẩu
Việc đăng ký thực phẩm chức năng hiện nay chủ yếu dựa trên những quy định pháp lý được quy định trong Nghị định 15/2018/NĐ-C, trong đó quy định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
- Bản công bố sản phẩm
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (và phải hợp pháp hóa lãnh sự bởi Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại);
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành
- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày (RNI) của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu.
- Tiêu chuẩn sản phẩm cần công bố và Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt (GMP)
Ngoài ra, với thực phẩm chức năng nhập khẩu, bên cạnh nhãn gốc là nhãn được thể hiện bằng tiếng bản địa thì cần có thêm nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu;
Một điều cần lưu ý khi công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu là đối với các tài liệu được thể hiện bằng tiếng bản địa thì phải được dịch sang tiếng việt bởi các đơn vị dịch thuật có uy tín đã được công nhận.
3. Các bước tiến hành Công bố thực phẩm chức năng
Quy trình tiến hành nộp hồ sơ Công bố thực phẩm chức năng gồm các bước như sau:
Bước 1: Tạo tài khoản của doanh nghiệp trên trang chính thức của Cục An toàn thực phẩm: https://nghidinh15.vfa.gov.vn/
Bước 2: Đăng nhập và tạo hồ sơ trực tuyến (điền thông tin vào form trực tuyến và upload các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu dưới dạng pdf).
Bước 3: Nộp phí thẩm định trực tuyến
Bước 4: Theo dõi hồ sơ, chỉnh sửa/ bổ sung (nếu có yêu cầu)
Bước 5: Nhận kết quả hồ sơ (download trực tiếp trên trang của Cục)
Công bố chất lượng sản phẩm là quá trình liên quan đến pháp luật, cần rất nhiều giấy tờ và thủ tục liên quan đến pháp lý là khó khăn lớn của nhiều doanh nghiệp, bởi không phải ai cũng am hiểu về luật và nắm rõ các trình tự thủ tục, tài liệu cần thiết khi chuẩn bị hồ sơ. Chính vì vậy, việc chọn mặt gửi vàng một đơn dịch vụ hỗ trợ tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm thật sự uy tín càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký TPCN tại Công ty TNHH Novoremedy được hưởng nhiều ưu đãi như:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc làm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng hoàn toàn miễn phí bởi các chuyên gia.
- Đánh giá chi tiết tính pháp lý các tài liệu khách hàng cung cấp, hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng bổ sung/ hoàn thiện khi cần thiết.
- Kiểm nghiệm sản phẩm miễn phí, cung cấp chi phí thanh toán theo hóa đơn VAT.
- Soạn thảo và nộp hồ sơ, theo dõi và nhận kết quả trong thời gian cam kết.
Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia Novoremedy để được tư vấn, hỗ trợ 24/7 qua hotline 0826.686.776 – 0335.538.401 hoặc gmail: Novoremedypharma@gmail.com